Thông tin được bà Nguyễn Văn Hạnh Thục,độngthấtnghiệpởTPHCMtăkết qua bong da Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM, cho biết ngày 4/11. Riêng trong tháng 10, đã có hơn 14.200 người mất việc nộp hồ sơ nhận trợ cấp, tăng 17% so với tháng trước.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM đã ban hành 140.645 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lao động với thời gian nhận 3-12 tháng. Mức hưởng cao nhất lao động nhận được mỗi tháng là 23,4 triệu đồng, thấp nhất gần 1,3 triệu đồng và bình quân 5,5 triệu đồng. Thời gian nhận trợ cấp bình quân của lao động là 6 tháng.
Theo báo cáo của Sở Lao động, thương binh và Xã hội thành phố, số người thất nghiệp tăng do một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cắt giảm nhân sự vì gặp khó khăn đơn hàng, thu hẹp sản xuất hoặc người lao động nghỉ để chuyển đổi công việc khác.
Mới đây, tại cuộc họp kinh tế xã hội 10 tháng qua và dự báo tình hình cuối năm, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, đưa ra dự báo tình hình cắt giảm lao động trên địa bàn tiếp tục tăng trong quý 4. Điều này sẽ tạo áp lực lên hệ thống an sinh và đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của thành phố.
Nguyên nhân là tình hình kinh tế, các cuộc xung đột của thế giới phức tạp, khó đoán định đã có những tác động đến TP HCM. Thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiếp tục có nhiều rủi ro.
Báo cáo của Cục Thống kê TP HCM cho thấy chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 10 tăng 0,5% so với tháng trước nhưng giảm 3,2% so cùng kỳ. Đây cũng là ngành có số lượng lao động mất việc cao với gần 49.700 người, chiếm 35,33% trong tổng số người nhận trợ cấp.
Tính chung 10 tháng, chỉ số lao động giảm 2,5% so cùng kỳ. Trong đó, tập trung ở các ngành sản xuất da và các sản phẩm liên quan với tỷ lệ giảm 17%; sản xuất sản phẩm từ khoáng kim loại khác giảm 12%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 10%.
Về trình độ lao động thất nghiệp, số liệu của Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM cho thấy trong số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động phổ thông, không bằng cấp chứng chỉ chiếm 52%, tỷ lệ này ở nhóm trình độ từ đại học trở lên là 36%, còn lại thuộc nhóm có chứng chỉ nghề từ sơ đến trung cấp.
Về độ tuổi, ở nhóm lao động nữ, 16% người mất việc trên 40 tuổi, tỷ lệ này ở nam là 14%. Độ tuổi 25-40 chiếm số đông, tỷ lệ lần lượt là 36% ở nữ và 26% ở nhóm nam.
Để kết nối lao động mất việc với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, từ đầu năm đến nay Trung tâm dịch vụ việc làm đã thực hiện 132 sàn giao dịch việc làm trực tuyến, trực tiếp. Riêng quý 4, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, các doanh nghiệp cần khoảng 75.000 người để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm và chuẩn bị đón năm mới.
Lê Tuyết